Những điều cần biết về tiểu đường tuýp 1

Tham vấn Y khoa:
PGS. TS Phạm Hưng Củng
Ngày đăng:
18/07/2023
Lần cập nhật cuối:
18/07/2023
Số lần xem:
123

Đề được chuyên gia tư vấn, bạn đọc vui lòng Đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ 0899169555 / 098 656 88 22

Bệnh tiểu đường được chia làm 3 loại phổ biến: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ. Với mỗi loại tiểu đường khác nhau, nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị sẽ khác nhau. Trong bài viết này, Vinh Gia sẽ làm rõ hơn về bệnh tiểu đường tuýp 1. Với những chia sẻ thực tế hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức để phòng tránh cũng như điều trị bệnh hiệu quả.

Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là gì?

Để tìm hiểu về loại tiểu đường tuýp 1 bạn cần nắm rõ khái niệm bệnh tiểu đường trước tiên. Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một dạng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Khiến cho nồng độ đường trong máu cao hơn bình thường. Bệnh được chia làm 3 loại phổ biến: Tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường tuýp 1 còn được gọi là đái tháo đường phụ thuộc vào insulin. Đây là bệnh lý mãn tính xảy ra do tuyến tụy sản xuất ít hoặc không tiết ra insulin – hormone rất quan trọng. Giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và tạo ra năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh đái tháo đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của bạn.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhưng thường gặp nhất ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên, những người trẻ dưới 30 tuổi. Trong bệnh tiểu đường loại 1, tuyến tụy của người bệnh sản xuất ít hoặc không có insulin. Vì vậy khiến người bệnh phải điều trị bằng insulin suốt đời.

Do tiểu đường type 1 là bệnh tự miễn, nên những người mắc các bệnh tự miễn khác như bệnh Hashimoto. Hoặc suy tuyến thượng thận nguyên phát (còn gọi là Bệnh Addison) cũng có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường type 1.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Để nói về nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1 thì vẫn chưa có kết quả cụ thể. Nhưng có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong hầu hết các trường hợp. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1 là do hệ thống miễn dịch của chính cơ thể người bệnh tấn công. Và phá hủy một phần của tuyến tụy sản xuất insulin. Giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường type 1, người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Chỉ đến khi số lượng các tế bào sản xuất insulin bị ảnh hưởng đủ đến mức. Bắt đầu gây ảnh hưởng đến lượng insulin được sản xuất. Khi lượng insulin thấp dẫn tới lượng đường trong máu tăng. Và các triệu chứng của bệnh tiểu đường bắt đầu xảy ra.

Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 1

Nhiều gia đình có ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em bị bệnh tiểu đường tuýp 1 và lo sợ không biết bệnh có tính di truyền không? Theo các chuyên gia nghiên cứu gần đây nhận định: tiểu đường tuýp 1 có thể liên quan đến sự phơi nhiễm với virus.Và có yếu tố liên quan đến di truyền. Tuy nhiên không phải ai trong gia đình mắc bệnh thì cũng đều di truyền sang cho con cháu.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường khó phát hiện và có những biểu hiện giống các loại bệnh thông thường. Chỉ khi đi khám sức khỏe định kỳ hay bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì người bệnh mới phát hiện ra.

Các triệu chứng khởi đầu:

  • Khát nước nhiều
  • Nhanh đói mặc dù mới ăn xong
  • Khô miệng
  • Đau bụng và nôn
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân, mặc dù bạn đang ăn rất nhiều và thường xuyên cảm thấy đói
  • Mệt mỏi
  • Nhìn mờ
  • Thở hít vào nhanh, sâu (hay còn gọi là kiểu thở Kussmaul)
  • Hay bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc âm đạo.
  • Hay cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng
  • Đái dầm vào ban đêm ở trẻ mà trước đó không có đái dầm

Các triệu chứng cần gặp bác sĩ

Nếu người bệnh có những dấu hiệu sau thì nên đi cấp cứu và gặp bác sĩ gấp:

  • Lú lẫn.
  • Thở nhanh.
  • Hơi thở có mùi trái cây.
  • Mất ý thức (hiếm khi xảy ra).
  • Đau bụng.

Những ai có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1

Những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1 khá cao:

  • Tiền sử gia đình: gia đình có bố hoặc mẹ mắc tiểu đường tuýp 1 thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Các yếu tố môi trường: phơi nhiễm với virus như Coxsackie. Rubella có thể khởi phát tình trạng phá hủy tế bào beta đảo tụy.
  • Địa lý: người ta nhận thấy ở một số quốc gia như Phần Lan. Thụy Điển có tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 1 cao hơn.
  • Di truyền: một số loại gen có thể làm nguy cơ mắc bệnh tăng cao.
  • Tuổi tác: mặc dù bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Nhưng nó thường xuất hiện ở hai thời điểm đáng chú ý nhất. Thời điểm đầu tiên xuất hiện ở trẻ em từ 4–7 tuổi. Và thời điểm thứ hai là ở trẻ em từ 10–14 tuổi.
  • Các đối tượng được uống sữa bò sớm, có nồng độ Vitamin D thấp. Hay đối tượng có mẹ bị tiền sản giật trong giai đoạn mang thai….

Biến chứng của tiểu đường tuýp 1

Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh tiểu đường tuýp 1 gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình như sau:

Tổn thương mắt

50% số bệnh nhân tiểu đường ngoài 40 tuổi bị giảm thị lực do các biến chứng mắt tiểu đường. Nếu lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức cao theo thời gian. Các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt bị phá hủy. Do đó, chất lỏng có thể bị rò rỉ vào mắt và gây sưng tấy. Các mạch máu mới, bắt đầu phát triển. Những mạch máu này tăng sinh, dẫn đến sẹo. Hoặc gây ra áp suất cao nguy hiểm bên trong mắt của bạn.

Bốn bệnh về mắt có thể làm giảm thị lực của bệnh nhân tiểu đường gồm: bệnh võng mạc tiểu đường, phù hoàng điểm. Đục thuỷ tinh thể và tăng nhãn áp. 95% các trường hợp giảm thị lực nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể hồi phục.

Tổn thương hệ thần kinh

Ngoài làm tổn thương mắt thì bệnh tiểu đường tuýp 1 còn gây ra tổn thương cho hệ thần kinh trên toàn cơ thể. Bệnh thần kinh ngoại biên cũng là biến chứng hay gặp, làm mất cảm giác ở bàn chân. Bệnh nhân tiểu đường thường có các triệu chứng. Như tê bì chân tay, mất cảm giác đau tạo điều kiện cho các vết thương bị nhiễm trùng. Từ đó dẫn đến loét, nhiễm trùng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất là cắt cụt chi. Trên thế giới ước tính cứ 30s sẽ có một bệnh nhân bị cắt cụt 1 chi hoặc một phần của chi dưới.

Bệnh thận

Theo một nghiên cứu gần đây, 80% những người bệnh thận giai đoạn cuối là do tiểu đường, tăng huyết áp hoặc kết hợp cả hai. Nguyên nhân là do tổn thương các mạch máu nhỏ tại cầu thận. Thận phải hoạt động nhiều để đào thải glucose máu. Lâu ngày có thể khiến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy hoàn toàn.

Bệnh tim mạch

Biến chứng tim mạch là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở bệnh nhân đái tháo đường, tỉ lệ lên đến 52%. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp 2-3 lần so với người bình thường. Lượng đường trong máu cao khiến hệ thống đông máu hoạt động nhiều hơn, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ cao huyết áp và rối loạn lipid máu. Dẫn đến các biến chứng tim mạch như đau thắt ngực, bệnh cơ tim, bệnh động mạch ngoại vi. Nguy hiểm hơn, tắc mạch máu não có thể dẫn đến đột quỵ và tử vong.

Hạ đường huyết

Đây là tình trạng đường máu quá thấp dưới 3,9mmol/L. Bệnh nhân thường có triệu chứng run tay chân, vã mồ hôi, hồi hộp tim đập nhanh, nhìn mờ. Nếu không xử trí kịp thời, đường huyết tụt xuống dưới 3 mmol/L bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái hôn mê rất nguy hiểm.

Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính rất hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 trong các trường hợp:

  • Dùng quá liều Insulin
  • Bỏ bữa hoặc ăn một bữa nhỏ hơn mà không giảm liều Insulin
  • Tiêm Insulin quá xa bữa ăn
  • Tập thể dục cường độ cao, thời gian dài hơn bình thường mà không giảm liều Insulin

Điều trị tiểu đường tuýp 1

Vậy đâu là cách điều trị tiểu đường tuýp 1 hiệu quả? Người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để điều chỉnh lượng đường trong cơ thể về mức cho phép. Cụ thể như sau:

Tiêm insulin

Bản chất của tiêm insulin là bắt chước cách cơ thể sản xuất insulin trong ngày.

Các loại insulin:

  • Insulin tác động nhanh: Insulin loại này tác dụng rất nhanh để hạn chế sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Được thực hiện trước khi ăn hoặc trong bữa ăn, thuốc có tác dụng từ 3-5 giờ.
  • Insulin tác động ngắn: Được thực hiện trước bữa ăn. Thời gian tác động từ 6-8 giờ.
  • Insulin tác động vừa: Thường được sử dụng cùng insulin tác động ngắn. Tác dụng sẽ bắt đầu trong 1 giờ đầu và kéo dài trong khoảng 8 giờ.
  • Insulin tác động dài: Loại này có tác dụng có thể kéo dài từ 14-24 giờ. Thường được sử dụng vào sáng sớm hoặc buổi tối trước khi ngủ.

Điều trị bằng insulin có 2 cách phổ biến:

  • Một là, tiêm insulin hai lần mỗi ngày: Sử dụng cả insulin tác dụng ngắn và tác dụng vừa.
  • Phác đồ bolus: Tiêm insulin tác dụng ngắn trong các bữa ăn chính (3 lần/ngày). Insulin tác dụng vừa 1 hoặc 2 lần mỗi ngày (buổi tối và buổi sáng).

Tiên lượng tiểu đường tuýp 1

Người bệnh tiểu đường mỗi ngày cần phải theo dõi chỉ số đường trong máu nhiều lần bằng việc đo chỉ số đường huyết qua máy. Dưới đây là những chỉ số cụ thể bạn cần nắm rõ để chẩn đoán bệnh tiểu đường:

  • Đường huyết bất kỳ >11,1 mmol/L, kèm triệu chứng của tăng đường huyết như ăn nhiều, tiểu nhiều,...
  • Đường huyết lúc đói (nhịn ăn >8-14h) >7 mmol/L trong 2 buổi sáng khác nhau.
  • Đường huyết 2 giờ sau khi uống 75g glucose >11,1 mmol/L (nghiệm pháp tăng đường huyết).
  • HbA1C (định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng) >6,5%.

Tiên lượng tiểu đường tuýp 1

Ngoài ra, người bệnh có thể làm các xét nghiệm máu để tiên lượng tiểu đường tuýp 1:

  • Xét nghiệm nồng độ đường huyết lúc đói
  • Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống
  • Xét nghiệm Hemoglobin A1C
  • Xét nghiệm máu ngẫu nhiên (lúc không đói)

Tầm soát các biến chứng

Tầm soát các biến chứng như tim mạch, huyết áp…là điều quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1. Người bệnh nên ưu tiên ức chế men chuyển/ ức chế thụ thể khi có biến chứng thận (captopril, irbesartan, losartan..)

Ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống phù hợp, đủ dinh dưỡng và cân bằng 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, chất xơ và chất bột…Sẽ giúp người bệnh nhanh hồi phục cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Những người thuộc bệnh tiểu đường tuýp 1 nên hạn chế ăn các loại tinh bột xấu như gạo trắng, bún trắng,  bánh mì trắng….Thay vào đó là chế độ ăn tinh bột tốt như khoai lang, khoai tây, bánh mì đen…Hơn nữa, nên ưu tiên ăn những thực phẩm rau xanh, trái cây tươi ít đường. Để cung cấp thật nhiều Vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Để cơ thể chuyển hóa lượng đường trong cơ thể tốt hơn.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Bên cạnh đó, người bệnh nên Thay thế chất béo bão hòa (kem, phô mai, bơ động vật). Bằng các chất béo không bão hòa (bơ, hạt, ô liu và dầu thực vật.

Hoạt động thể chất

Việc tập luyện thể dục thể thao giúp giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Thúc đẩy các cơ quan làm việc nhờ đó: kích thích hoạt động của não bộ. Giúp con người cảm thấy hạnh phúc hơn, sống lâu hơn. Duy trì cơ thể cân đối, làm đẹp da và giảm các chứng bệnh mãn tính trong đó có tiểu đường.

Theo các nghiên cứu khoa học tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày x5 ngày/tuần. Giúp cơ thể thoải mái hơn, kiểm soát được cân nặng và giảm tới 58% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Một số bài tập cho người tiểu đường:

  • Đạp xe
  • Bơi lội
  • Đi bộ nhanh
  • Các bài tập yoga
  • Các bài tập dưỡng sinh: múa thái cực, khí công, ngồi thiền…

Sử dụng thảo dược điều trị tiểu đường tuýp 1

Các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường trên thị trường hiện nay rất đa dạng và phong phú. Việc sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ giảm đường huyết khá là quan trọng. Bởi nó có những đặc điểm mà các loại thuốc tây, thuốc biệt hạ đường huyết không có:

  • Lành tính hơn, ít hoặc không có tác dụng phụ.
  • Có thể sử dụng lâu dài.
  • Có công dụng nhiều mặt với sức khỏe.
  • Là xu thế mới của con người.

Một trong các thảo dược phải kể đến đầu tiên hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 tốt nhất là Đông trùng hạ thảo. Đông trùng hạ thảo là một loài có thể chạm ngưỡng “ba âm ba dương” & là độc nhất vô nhị trên trái đất. Tất cả giống loài còn lại đều chỉ có thể là âm hoặc dương. Chính vì thế,  Đông trùng hạ thảo có thể trị được “bách hư bách tổn”.

Đông trùng hạ thảo- thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Đông trùng hạ thảo có tác dụng thúc đẩy tạo ra insulin giúp chuyển hóa carbohydrate. Chuyển hóa mô mỡ và gan thành năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Qua đó giúp điều chỉnh lượng đường trong máu không tăng vọt ở người bị bệnh tiểu đường.

Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về bệnh tiểu đường tuýp 1. Hy vọng với những chia sẻ của Vinh Gia đã cho bạn thêm thông tin và kiến thức hữu ích. Nếu quan tâm tới các sản phẩm Đông trùng hạ thảo, hãy liên hệ cho Vinh Gia.

Đề được chuyên gia tư vấn, bạn đọc vui lòng Đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ 0899169555 / 098 656 88 22