Các triệu chứng cao huyết áp người bệnh nên biết

Tham vấn Y khoa:
PGS. TS Phạm Hưng Củng
Ngày đăng:
17/07/2023
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023
Số lần xem:
128

Đề được chuyên gia tư vấn, bạn đọc vui lòng Đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ 0899169555 / 098 656 88 22

Triệu chứng cao huyết áp là gì? Bệnh tăng huyết áp thường không có nhiều dấu hiệu. Bệnh ngấm ngầm hủy hoại các cơ quan trong cơ thể. Gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở tim, não, mắt, thận và mạch máu. Do đó, người bệnh nên trang bị cho mình cách nhận biết đúng và sớm nhất các triệu chứng cao huyết áp để điều trị kịp thời.

Các triệu chứng cao huyết áp

Huyết áp bao nhiêu là cao?

Huyết áp cao hay còn gọi là tăng huyết áp, là một bệnh lý phổ biến khi mà áp lực máu tác động lên thành mạch quá cao. Thông thường, huyết áp được thể hiện bằng chỉ số tâm thu (áp lực khi tim bạn đập). Và số liệu tâm trương (áp lực giữa nhịp đập của tim) và được đo bằng milimet thủy ngân (mmHg).

  • Huyết áp bình thường: 120/80 mmHg
  • Có nguy cơ (tiền tăng huyết áp): 120 – 139 / 80 – 89 mmHg
  • Nguy cơ cao : 140/90 mmHg hoặc cao hơn.

Việc phát hiện bệnh cao huyết áp sớm là rất quan trọng. Bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên có thể giúp bạn và bác sĩ nhận thấy được sự bất ổn về sức khỏe. Nếu huyết áp của bạn tăng cao, bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra huyết áp trong một vài tuần. Để xem liệu con số có tăng cao hay giảm trở lại mức bình thường hay không.

Triệu chứng cao huyết áp điển hình

Các triệu chứng cao huyết áp phổ biến như người bệnh cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt. Cũng có nhiều trường hợp có các triệu chứng dữ dội hơn như đau vùng tim,

Một số triệu chứng điển hình nghi ngờ bệnh tăng huyết áp. Như giảm thị lực, người bệnh thở gấp, mặt đỏ bừng, tái xanh, nôn ói, hồi hộp, hốt hoảng….Người bệnh nên cần theo dõi sức khỏe của mình để phát hiện bệnh sớm, hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Dưới đây là một số biểu hiện cơ bản của bệnh cao huyết áp.

Triệu chứng cao huyết áp

Triệu chứng huyết áp cao- Đau đầu, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng

Khi huyết áp tăng cao có thể gây ra những cơn đau đầu dữ dội hoặc đau nửa đầu. Đi kèm theo đó là nguy cơ gây vỡ mạch máu não dẫn tới tai biến mạch não cho người bệnh. Đây là một triệu chứng cao huyết áp dễ nhận biết.

Không chỉ gây đau đầu mà cao huyết áp còn làm cho người bệnh hoa mắt, ù tai và mất thăng bằng. Nếu có những triệu chứng này, bạn cần đi đo ngay chỉ số huyết áp. Để xác định chính xác có phải bị cao huyết áp hay không?

Triệu chứng huyết áp cao- Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh

Người bị tăng huyết áp mãn tính có thể bị đau ngực nhẹ liên quan đến đánh trống ngực. Và đây là một triệu chứng không bao giờ được bỏ qua vì nó cho thấy được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện ra mồ hôi, khó thở và buồn nôn.

Triệu chứng huyết áp cao- Vấn đề về thị lực

Vấn đề về thị lực xảy ra do mức huyết áp cao mãn tính. Có thể gây tổn thương cho các mạch máu nhỏ mang máu đến các bộ phận khác nhau của mắt.

Một trong những vấn đề chính là bệnh võng mạc, đó là tổn thương gây ra ở võng mạc. Bệnh lý võng mạc có thể rất nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị mất thị lực hoàn toàn.

Ngoài ra, tăng huyết áp cũng có thể gây ra bệnh thần kinh thị giác, đó là tổn thương của dây thần kinh thị giác.

Triệu chứng huyết áp cao- Chóng mặt

Chóng mặt cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc huyết áp nhưng chúng ta không nên bỏ qua triệu chứng này. Đặc biệt là nếu khởi phát đột ngột. Chóng mặt đột ngột, cơ thể mất thăng bằng. Hoặc việc đi lại khó khăn là những dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ. Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với đột quỵ.

Triệu chứng huyết áp cao- Mặt đỏ, buồn nôn, ói mửa

Nếu tự nhiên bạn thấy mặt đỏ, buồn nôn thì rất có thể bạn bị cao huyết áp. Đỏ bừng mặt xảy ra khi các mạch máu trong mặt giãn ra. Nó có thể là phản ứng với một số tác nhân. Như phơi nắng, thời tiết lạnh, thức ăn cay, gió, đồ uống nóng và các sản phẩm chăm sóc da. Đỏ bừng mặt cũng có thể xảy ra với căng thẳng cảm xúc, tiếp xúc với nhiệt hoặc nước nóng. Uống rượu và tập thể dục – tất cả những điều này đều có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Đỏ mặt có thể là phản ứng báo hiệu rằng huyết áp của bạn đang lên cao.

Việc nhận biết các triệu chứng huyết áp cao cần phải đặt trong tương quan các nguyên nhân gây huyết áp cao. Có nguyên nhân vận động hay nguyên nhân do bệnh lý. Tuổi cao thì có nguy cơ bị huyết áp cao hơn người trẻ, và nguy cơ này cũng cao hơn ở nam so với nữ. Vì vậy, để nhận biết được tình trạng thật sự. Người bệnh cần được thăm khám và theo dõi một cách kỹ lưỡng và liên tục.

Triệu chứng huyết áp cao- Mất ngủ

Một triệu chứng nữa bạn nên chú ý có nguy cơ về bệnh cao huyết áp đó là mất ngủ. Bạn khó ngủ, nằm ngủ mãi không được, kèm theo các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…Thì hãy đến gặp bác sĩ để theo dõi chỉ số huyết áp.

Triệu chứng huyết áp cao- Nhịp tim không đều

Nếu bạn thấy tim đập nhanh so với bình thường kèm một số biểu hiện như đau đầu, nôn ói, chóng mặt….Thì rất có thể bị cao huyết áp. Bệnh nhân thường nói rằng tim họ đập thình thịch hoặc chạy đua. Điều này cũng có thể tạo ra cảm giác rằng đó là việc bỏ qua một số nhịp đập.

Nhịp tim không đều là phổ biến hơn khi huyết áp cao hơn 140/90mmHg vì tim phải làm việc nhiều hơn và nhanh hơn. Để đẩy máu vào mạch máu và duy trì việc cung cấp máu thích hợp cho toàn bộ mô cơ thể.

Triệu chứng huyết áp cao- Sưng phù chân

Một triệu chứng nữa của cao huyết áp mà người bệnh nên để ý đó là sưng phù chân. Cao huyết áp có thể làm giảm chức năng thận, dẫn tới giữ nước và phù chân. Thậm chí có thể gây suy thận.

Khi có bất kỳ các triệu chứng nào trong số kể trên, cần đi khám bác sĩ ngay lập tức. Vì có thể đó là dấu hiệu báo hiệu cơn tăng huyết áp cấp cứu. Nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp

Với bệnh cao huyết áp thì có 2 nguyên nhân chủ yếu: Tăng huyết áp nguyên phát (vô căn) và tăng huyết áp thứ phát.

Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp

Tăng huyết áp nguyên phát

Nhiều nghiên cứu nhận định rằng nguyên nhân gây cao huyết áp nguyên phát do một số yếu tố nguy cơ sau:

  • Tuổi già: Khi cơ thể già đi theo năm tháng, mạch máu cũng sẽ mất dần độ đàn hồi. Và dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp nguyên phát. Phụ nữ trên 60 tuổi trở lên có nguy cơ bị cao hơn so với nam giới cùng độ tuổi.
  • Đái tháo đường và béo phì: Một lối sống không lành mạnh với một chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng. Thói quen ít vận động làm gia tăng số lượng người mắc tiểu đường và béo phì. Hai căn bệnh này là nguyên nhân gây cao huyết áp nguyên phát nói riêng.  Và bệnh cao huyết áp nói chung.
  • Tiêu thụ quá nhiều muối: Muối làm tăng tình trạng giữ nước, dẫn đến tăng huyết áp. Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra rằng, gần 1/3 số trường hợp bị tăng huyết áp nguyên phát. Có liên hệ mật thiết với tình trạng tiêu thụ quá nhiều muối.
  • Di truyền: Yếu tố tiền sử gia đình và di truyền có người mắc cao huyết áp. Là nguyên nhân dẫn đến thế hệ trẻ có xu hướng mắc cao huyết áp nguyên phát nhiều hơn.

Tăng huyết áp thứ phát

Đa phần các trường hợp, tăng huyết áp thứ phát vì các vấn đề sức khỏe như:

+ Chứng ngưng thở khi ngủ.

+ Bệnh thận mãn tính.

+ Mang thai.

+ Những vấn đề liên quan đến tuyến thượng thận, gồm cả trường hợp xuất hiện khối u.

+ Động mạch chủ co thắt (thu hẹp động mạch chủ) hoặc xơ vữa động mạch.

+ Sử dụng một số loại thuốc gồm có:

  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc
  • Amphetamine
  • Nhóm thuốc kháng viêm không có chứa steroid (NSAIDs)

+ Những vấn đề có liên quan đến hormone (nội tiết tố) ví dụ như cường aldosterone.

Những biến chứng nguy hiểm khi bị tăng huyết áp

Các triệu chứng cao huyết áp nếu không được phát hiện sớm hoặc bệnh được điều trị không kịp thời. Thì rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình như sau.

Đau tim, đột quỵ

Cao huyết áp là nguyên nhân gây xơ cứng, dày thành mạch. Đây là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến những cơn đau thắt ngực. Do các bệnh lý liên quan tới mạch vành, đột quỵ hay biến chứng tim mạch nguy hiểm khác.

Đột quỵ

Suy tim

Áp lực cao ở thành mạch khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu tốt hơn đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Lâu dần sẽ gây phì đại thất trái. Khi cơ tim dày lên, chức năng co bóp kém, máu sẽ khó được bơm đủ với nhu cầu của cơ thể. Lúc này, bệnh nhân bị suy tim và việc điều trị, phục hồi không hề dễ dàng.

Xơ vữa động mạch

Yếu tố sinh vữa xơ động mạch, tạo điều kiện cho sự hình thành vữa xơ động mạch. Có thể có phình động mạch chủ, bóc tách nhưng hiếm gặp.

Xuất huyết võng mạc

Khi mạch máu ở võng mạc bị yếu và vỡ do huyết áp cao, tình trạng xuất huyết võng mạc này sẽ xảy ra.

Suy thận

Biến chứng suy thận xảy ra khi tăng huyết áp làm thu hẹp động mạch thận. Máu nuôi thận yếu và gây suy giảm chức năng của cơ quan này.

Biến chứng não

Đây là biến chứng rất nguy hiểm của cao huyết áp, khi động mạch lưu thông máu đến não bị thu hẹp. Tình trạng này sẽ gây ra xuất huyết não, đột quỵ, nhồi máu não, chứng mất trí nhớ,…

Hội chứng chuyển hóa

Cao huyết áp có liên quan đến nhiều rối loạn chuyển hóa của cơ thể. Như: Giảm cholesterol tốt (HDL-C), tăng Triglycerides, tăng vòng eo, tăng Insulin,… nguy cơ cao đối với bệnh lý đột quỵ. Hoặc các biến chứng tim mạch kèm theo.

Việc nắm được dấu hiệu cao huyết áp, điều trị kịp thời sẽ tránh được các biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Đối tượng nguy cơ dễ bị cao huyết áp

Cao huyết áp có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, các đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh và gặp các triệu chứng bệnh cao hơn như:

Tiền sử gia đình

Bệnh cao huyết áp có tính chất di truyền. Nếu trong gia đình bạn có ông bà, bố mẹ, anh chị em bị cao huyết áp. Thì khả năng bạn mắc bệnh cũng sẽ cao hơn.

Độ tuổi

Bệnh cao huyết áp được xếp vào nhóm bệnh “lão hóa”. Nghĩa là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, từ tuổi trung niên 45 tuổi trở lên. Tuy nhiên ngày nay bệnh có xu hướng trẻ hóa do tình trạng chủ quan không thăm khám sức khỏe thường xuyên. Cùng với một lối sống không lành mạnh, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe sau này.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ gây tăng huyết áp mà những chất độc hại trong khói thuốc còn làm hẹp động mạch. Phá hủy thành mạch máu và tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Đặc biệt, tình trạng này xảy ra cả ở người hút thuốc lá trực tiếp lẫn hút thuốc lá thụ động.

Hút thuốc lá

Ít vận động

Những người ít vận động dễ bị béo phì, tích tụ cholesterol và mỡ thừa. Hơn nữa cũng có xu hướng cao huyết áp hơn người bình thường. Điều này rất nguy hiểm, vấn đề sức khỏe có thể chưa xuất hiện ngay bây giờ. Nhưng khi bạn lớn tuổi, tình trạng bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và phức tạp.

Đặc biệt với những người làm công sở, việc ngồi nhiều trở thành thói quen dẫn tới sự ù lì trong việc tập thể dục thể thao. Do đó mà bệnh cao huyết áp cũng ngày càng trẻ hóa dần.

Căng thẳng, stress

Yếu tố tinh thần này là nguyên nhân gây tăng huyết áp tạm thời, nếu stress kéo dài. Bạn không chỉ phải đối mặt với tình trạng cao huyết áp mà tiêu hóa, tim mạch cũng bị ảnh hưởng.

Uống nhiều rượu bia

Rượu bia là những đồ uống chứa nhiều cồn, các chất kích thích không tốt cho sức khỏe con người. Nếu nạp quá nhiều rượu bia trong một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng cao huyết áp. Cùng với các bệnh lý khác như bệnh về gan, về tim…

Mắc bệnh mạn tính

Những người mắc bệnh thận, đái tháo đường, tim mạch,… dễ gặp phải vấn đề cao huyết áp. Và biến chứng bệnh cũng thường trầm trọng hơn.

Vậy là Vinh Gia đã chia sẻ với bạn tất tần tật triệu chứng phổ biến của bệnh cao huyết áp. Hy vọng, sau khi đọc xong bài viết, bạn có thêm thông tin và kiến thức hữu ích để phòng bệnh. Giúp bạn điều chỉnh và thay đổi lối sống và ăn uống lành mạnh hơn. Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm Đông trùng hạ thảo hỗ trợ phòng ngừa và điều trị cao huyết áp thì hãy liên hệ cho Vinh Gia.

Đề được chuyên gia tư vấn, bạn đọc vui lòng Đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ 0899169555 / 098 656 88 22