Bật mí cách tăng đề kháng hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
PGS. TS Phạm Hưng Củng
Ngày đăng:
17/06/2023
Lần cập nhật cuối:
17/06/2023
Số lần xem:
245

Đề được chuyên gia tư vấn, bạn đọc vui lòng Đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ 0899169555 / 098 656 88 22

Bất kể ở thời điểm nào, dấu hỏi cách tăng đề kháng sao cho hiệu quả là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Bởi khi cơ thể đủ đề kháng mạnh, sẽ chống lại mọi virus, vi khuẩn xâm nhập. Hơn nữa, tăng đề kháng tốt còn giúp sức khỏe dẻo dai, bền bỉ theo thời gian. Vậy đâu là những phương pháp tăng đề kháng hiệu quả, đơn giản? Mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Sức đề kháng - hệ miễn dịch là gì?

Sức đề kháng là khả năng chống lại các tác nhân bên ngoài gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Sức đề kháng rất quan trọng đến sức khỏe. Nếu bạn có sức đề kháng tốt thì sẽ hạn chế được các bệnh vặt như ốm, sốt, ho, cảm cúm,...Đứng vững được trong các dịch theo mùa như dịch sốt xuất huyết, hay dịch Covid-19…

Sức đề kháng hay hệ miễn dịch đóng vai trò như một lá chắn. Nếu không có sự xuất hiện của hệ miễn dịch thì hàng ngàn thứ vi khuẩn, ký sinh trùng, mầm bệnh…Luôn sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiều bệnh cho con người. Do đó, chúng ta cần tìm cách tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của bản thân và gia đình.

Có 2 loại sức đề kháng: đó là sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp. Trong đó sức đề kháng tổng hợp có thể tác động từ chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý. Tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày, lối sống tinh thần lành mạnh hay tiêm phòng vắc xin.

Vai trò của hệ miễn dịch, sức đề kháng với con người

Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Đó là một mạng lưới phức tạp của các tế bào, mô và các cơ quan kết hợp với nhau. Để bảo vệ cơ thể của bạn chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, thậm chí là các loại nấm. Tất cả đều có khả năng khiến chúng ta bị bệnh. Một hệ thống miễn dịch tốt sẽ tạo ra một hàng rào ngăn chặn các virus xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các tế bào bạch cầu, các hóa chất và protein khác tấn công, phá hủy các chất lạ này. Từ đó, hệ thống miễn dịch sẽ tìm kháng nguyên. Và loại bỏ nó nhanh chóng trước khi nó có thể sinh sản trong cơ thể con người.

Do đó, khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, con người có thể ngăn ngừa được hầu hết các mầm bệnh. Ngược lại, khi suy giảm miễn dịch, thời gian hồi phục sau lây nhiễm sẽ kéo dài hơn. Các triệu chứng bệnh cũng nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng- Suy giảm miễn dịch

Khi cơ thể ốm yếu, giảm sức lực, sự tập trung, có khả năng sức đề kháng đã bị giảm. Suy giảm hệ miễn dịch là một hội chứng bắt gặp khá phổ biến. Do phần lớn là hệ miễn dịch của cơ thể ngừng hoặc sản xuất quá ít kháng thể. Vậy đâu là những nguyên nhân chủ quan gây suy giảm sức đề kháng-suy giảm miễn dịch?

Ô nhiễm không khí

Ngày nay, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM…lượng bụi mịn cùng với các ống khói nhà máy, xí nghiệp vô cùng nhiều. Đi ra ngoài đường, bụi mịn mà cảm giác như sương mù bao phủ. Khắp các ngõ ngách đường phố được phủ bởi một lớp “sương sương” mờ ảo bụi mịn. Đó chính là thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay.

Hàng ngày chúng ta phải tiếp xúc với sự ô nhiễm này mà ít có cách nào giảm thiểu được. Do đó, nhiều khi mỗi giờ hít phải bầu không khí ô nhiễm khiến các virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Từ đó làm giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Chế độ ăn uống

Các thực phẩm chế biến sẵn, chiên quá nhiều dầu mỡ, nướng đồ ăn ở nhiệt độ quá cao,...Ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Chính vì chế độ ăn uống không lành mạnh dẫn đến hệ quả sức đề kháng giảm đi. Đặc biệt, với những người nào ít bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin và khoáng chất. Như Vitamin A, E, C, D, kẽm, đồng, sắt và selenium. Tất cả đều quan trọng với bạch cầu trung tính, tế bài T hoặc các chức năng kháng thể.

Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu: Những người có thói quen ăn uống quá nhiều chất béo không lành mạnh. Hay tiêu thụ quá nhiều đường cũng ức chế khả năng của cơ thể chống lại vi khuẩn. Khiến hệ miễn dịch suy giảm và cùng lúc đó, hệ tiêu hóa cũng trở nên nhạy cảm hơn. 

Chế độ sinh hoạt, thức khuya lười vận động

Bạn có biết điều này: Bạn thường xuyên tập thể dục thể thao sẽ càng giúp cơ thể sản xuất một loại hoocmon tên là endorphins. Giúp bạn cảm thấy hạnh phúc, nó cũng chống lại các loại bệnh. Như béo phì, huyết áp cao, thậm chí cả ung thư. Chúng còn tăng cường hệ thống miễn dịch giúp bạn ít gặp phải bệnh tật hơn.

Do đó, những người có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, hay thức khuya. Hoặc những người ười vận động sẽ vô tình làm giảm hệ miễn dịch.

Stress

Một số nghiên cứu cho rằng: càng có nhiều sự tương tác và các mối quan hệ, chúng ta càng muốn sống lâu và khỏe mạnh hơn. Ngược lại, khi có quá nhiều căng thẳng, áp lực công việc hay gia đình, stress kéo dài…Thì có thể khiến các chức năng của hệ miễn dịch cơ thể bị ảnh hưởng.

Lạm dụng kháng sinh

Có một số người đang phải điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh. Nhưng hãy dùng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vì khi bạn lạm dụng kháng sinh, tự ý uống theo mong muốn của mình. Thì cũng vô tình làm cho sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể bị giảm trầm trọng.

Cho nên, thuốc kháng sinh như con dao hai lưỡi. Dùng đủ, dùng đúng thì có hiệu quả. Còn lạm dụng thì lại mang đến tác dụng ngược cho người dùng.

Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng

Hiểu được các nguyên nhân làm giảm sức đề kháng. Chắc hẳn nhiều người phải điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng như tinh thần của mình. Nhưng làm sao để biết mình đang bị giảm sức đề kháng. Hãy cùng Vinh Gia tự kiểm tra qua các dấu hiệu dưới đây.

Suy nhược tinh thần

Sau khoảng thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi, bạn nhận thấy cơ thể trở nên mệt mỏi và không khỏe. Người lúc nào cũng nôn nao, không muốn làm gì, không muốn ăn gì. Bạn đang bị suy nhược tinh thần. Nếu tình trạng này kéo dài, hệ miễn dịch sẽ trở nên suy yếu và dễ bị tấn công từ các tác nhân gây bệnh hơn.

Mệt mỏi, tiêu hóa kém

Bạn cảm thấy mệt mỏi mặc dù đã dành thời gian nghỉ ngơi. Điều này là dấu hiệu cảnh bảo cơ thể bạn cần được hồi phục nhiều hơn. Hệ miễn dịch đang suy giảm vì sự mệt mỏi, căng thẳng ấy.

Không những vậy, bạn thấy mình tiêu hóa kém, khó tiêu hay đi ngoài. Một khi lượng vi khuẩn có lợi và vi sinh vật có hại tồn tại trong dạ dày bị mất cân bằng. Hệ miễn dịch có thể vì thế mà hoạt động quá mức. Điều này dẫn đến chứng tiêu chảy, táo bón và đầy hơi do một lượng lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa bị suy giảm.

Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, vết thương chậm lành

Khi bạn dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như cảm cúm, ho sốt,...Cũng là lúc bạn phát hiện ra vì hệ miễn dịch của mình đã bị giảm. Đặc biệt nếu bạn nhiễm bệnh nhiều lần và tái đi tái lại sẽ khiến hệ miễn dịch làm việc quá mức. Để kịp sản xuất kháng thể trong một thời gian ngắn.

Ngoài ra, còn một dấu hiệu nữa để bạn phát hiện hệ miễn dịch đang suy giảm chính là vết thương chậm lành. Nếu hệ miễn dịch tốt, cơ thể tự hiểu phải chữa lành các vết thương trên cơ thể nhanh chóng. Và do đó, các vết thương đó được liền nhanh.

Đối tượng nào dễ bị suy giảm sức đề kháng?

Những đối tượng sau dễ bị suy giảm sức đề kháng:

- Người cao tuổi: Những ngày ở độ tuổi 70 trở lên thường nhạy cảm về sức khỏe. Sức đề kháng của họ cũng dần yếu hơn vì tuổi tác.

- Người mắc bệnh mạn tính: Những người có những bệnh lý nền. Như huyết áp, tim mạch, gan, phổi…thường dễ bị suy giảm sức đề kháng. Vì họ có sẵn mầm bệnh, vi khuẩn, virus trong cơ thể. Và sức đề kháng của họ chưa đánh bật lại được với những virus đó.

- Trẻ em: Sức đề kháng của trẻ em vẫn còn non nớt. Có thể vì chưa được tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau. Hệ miễn dịch chưa kịp sản sinh những “hàng rào cần thiết” để bảo vệ các em.

- Phụ nữ mang thai: Mang trong mình một cơ thể nữa, chắc chắn người mang bầu cần phải tăng sức đề kháng hơn vì rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập.

- Người mới ốm dậy: Những người này sức đề kháng còn yếu vì vừa mới trải qua một thời gian chống cự lại các virus gây bệnh. Do đó, cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng để nhanh chóng tăng hệ miễn dịch tốt hơn.

Các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Vậy đâu là cách tăng đề kháng hiệu quả, đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được. Mời bạn tham khảo một số biện pháp ngay dưới đây.

Cách tăng đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng ăn uống lành mạnh,cân bằng sẽ giúp cơ thể tự sản sinh các “hàng rào” để bảo vệ cơ thể. Bạn hãy đảm bảo bữa ăn luôn có nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn bổ sung thêm lượng Vitamin. Và khoáng chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt là các thực phẩm giàu Vitamin A, C, D,...Đây là bộ 3 chiến sĩ giúp bạn có được sức đề kháng và thể trạng cơ thể tốt hơn.

Cách tăng đề kháng bằng tập luyện

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên cũng giúp bạn giải tỏa căng thẳng và thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể. Cả 2 yếu tố này đều đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch.

Bạn có thể tập bộ môn yêu thích như chạy bộ, yoga, thiền, bóng rổ, cầu lông,...Bất cứ môn thể thao nào mà bạn thích.

Cách tăng đề kháng bằng việc bổ sung thực phẩm bồi bổ tăng sức đề kháng cho cơ thể

Còn một cách khác nữa giúp bạn tăng đề kháng đó là bổ sung thực phẩm bồi bổ sức đề kháng cho cơ thể. Chẳng hạn như các sản phẩm đông trùng hạ thảo. Trong đông trùng hạ thảo có 2 dược chất quý là Cordycepin và polysaccharides đóng vai trò quan trọng. Để thúc đẩy hai chiều với hệ miễn dịch của cơ thể. Tác dụng này thể hiện ở sự tăng cường các chức năng miễn dịch. Và tiêu diệt tế bào gây ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào miễn dịch.

 

Hơn nữa, đông trùng được sơ chế dưới nhiều loại, nhiều hình thức để dễ dàng sử dụng. Do đó, bạn nên bổ sung đông trùng vào trong thực phẩm hàng ngày. Là cách để tăng sức đề kháng hiệu quả và nhanh chóng.

Trên đây là tất tần tật về cách tăng đề kháng cho cơ thể hiệu quả trong mùa dịch. Hy vọng với những chia sẻ của Vinh Gia sẽ giúp bạn có thêm thông tin và kiến thức hữu ích. Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm đông trùng hạ thảo chính hãng, chất lượng, uy tín. Thì hãy liên hệ ngay cho Vinh Gia để được hỗ trợ tốt nhất.

Đề được chuyên gia tư vấn, bạn đọc vui lòng Đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ 0899169555 / 098 656 88 22