Những gì bạn cần biết về mỡ máu cao
Đề được chuyên gia tư vấn, bạn đọc vui lòng Đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ 0899169555 / 098 656 88 22
Mục lục [Hiện]
- Dấu hiệu nhận biết bệnh mỡ máu cao
- Mỡ máu cao gây nguy hiểm như thế nào?
- Nguyên nhân gây mỡ máu cao
- Cách phòng tránh và điều trị mỡ máu cao.
- Dấu hiệu nhận biết bệnh mỡ máu cao
- Bệnh nhân có thể mắc mỡ máu cao nếu như họ có một hoặc một vài dấu hiệu sau:
- Bệnh mạch vành
- Đột quỵ
- Các bệnh lý khác: gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan, tiểu đường, tăng huyết áp
- Yếu tố di truyền
- Biến chứng từ các bệnh lý nền khác: suy thận, suy gan, tiểu đường, ..
- Tác dụng khi sử dụng thuốc: thuốc tránh thai, thuốc an thần, thuốc lợi niệu…
- Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, rượu bia, …
- Lười vận động
- Điều trị mỡ máu cao bằng thuốc Tây
- Điều trị mỡ máu cao bằng duy trì lối sống khoa học
- Kết hợp điều trị cùng các sản phẩm thảo dược như Đông trùng hạ thảo
Trong cuộc sống thường nhật, bạn nghe nói nhiều đến mỡ máu cao. Nhưng không hiểu về bệnh lý này nhiều. Đây là loại bệnh thường khó phát hiện trong thời gian đầu. Và chỉ biết được khi làm xét nghiệm máu. Để hiểu tường tận về bệnh mỡ máu cao, hãy cùng tham khảo khảo ngay bài viết dưới đây. Những gì bạn cần biết về mỡ máu cao. Để từ đó biết cách phòng tránh bệnh, nâng cao thể trạng có được sức khỏe tốt nhất.
Bạn đã biết gì về mỡ máu cao?
Mỡ máu cao là gì?
Mỡ máu là tên gọi thông thường của Lipid máu. Mỡ máu gồm nhiều thành phần, trong đó có cholesterol là thành phần quan trọng nhất. Mỡ máu cao hay còn gọi là tăng cholesterol máu. Máu nhiễm mỡ là một tình trạng rối loạn mỡ máu xảy ra khi thành phần mỡ gây hại tăng trong khi mỡ có lợi giảm. Tổng mức cholesterol trong máu trên 200 mg/dL được coi là mỡ máu cao.
Cholesterol là một chất béo do gan tạo ra. Đây là chất quan trọng đối với sự hình thành màng tế bào, dự trữ vitamin và sản xuất một số hormone. Cholesterol không hòa tan trong nước, vì vậy nó không thể tự di chuyển trong cơ thể.
Các hạt được gọi là lipoprotein giúp vận chuyển cholesterol qua máu. Có hai dạng lipoprotein chính:
- Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), còn được gọi là "cholesterol xấu", có thể tích tụ trong động mạch và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ.
- Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), còn gọi là "cholesterol tốt", giúp đưa cholesterol LDL trở lại gan để đào thải.
Mỡ máu tăng cao khi loại xấu tăng và loại tốt giảm.
Một thành phần quan trọng khác của mỡ máu đó là triglycerid , còn được gọi là chất béo trung tính. Đóng vai trò quan trọng như là nguồn cung cấp năng lượng và chuyên chở các chất béo trong quá trình trao đổi chất. Tại gan, chất triglyceride sẽ kết hợp với chất lipoprotein (do gan sản xuất ra). Và được đưa ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỷ trọng thấp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh mỡ máu cao
Mỡ máu tăng cao thường không có dấu hiệu nhận biết. Do đó, để nhận biết chính xác liệu mỡ máu có tăng hay không. Thì bạn nên làm xét nghiệm thông số mỡ máu bao nhiêu cholesterol toàn phần, Cholesterol LDL (cholesterol xấu). Cholesterol HDL (Cholesterol tốt) và triglyceride (phải nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng trước đó).
Các lipid xấu trong máu sẽ tích tụ dần vào trong lòng mạch (nguy hiểm nhất là ở động mạch). Lâu ngày sẽ tạo thành các mảng bám lớn hơn chèn ép lối đi của dòng máu. Điều này cản trở sự lưu thông máu đến các cơ quan. Gây ra các hiện tượng như: đau đầu, tê bì chân tay, chóng mặt, mệt mỏi,…
Đặc biệt khi các mảng bám lớn xuất hiện ở các mạch máu lớn ở tim, gan, thận gây tắc nghẽn mạch máu. Có thể khiến các cơ quan này ngừng hoạt động, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh mỡ máu cao
Bệnh nhân có thể mắc mỡ máu cao nếu như họ có một hoặc một vài dấu hiệu sau:
- Nồng độ LDL cao: Cụ thể, Cholesterol LDL > 130 mg/dl. Đối với bệnh nhân tiểu đường LDL > 70 mg/dl đối với bệnh tiểu đường.
- Nồng độ HDL cao: Cholesterol HDL nam < 40 mg /dl , nữ < 50 mg/dl
- Gia tăng lượng triglycerid: Cụ thể, Triglycerid > 200 mg/dl hoặc bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch (hút thuốc lá, cao huyết áp …) có chỉ số trên 150 mg/dl.
Nếu nghi ngờ mình bị bệnh mỡ máu cao, tốt nhất là nên đi xét nghiệm càng sớm càng tốt. Các chuyên gia khuyến cáo: Người trên 20 tuổi nên đi xét nghiệm máu ít nhất 5 năm 1 lần. Chỉ số xét nghiệm máu được tính bằng mg/DL hoặc mmol/L. Còn những người có những bệnh nền như tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường,...Thì nên 6 tháng/1 lần đi xét nghiệm để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời, triệt để.
Mỡ máu cao gây nguy hiểm như thế nào?
Chính vì bệnh mỡ máu cao không có nhiều dấu hiệu nhận biết. Đến khi phát hiện thì bệnh lại trở nặng và chuyển sang giai đoạn khó điều trị hơn. Mỡ máu cao gây nhiều nguy hiểm và biến chứng cho người bệnh. Cụ thể có thể kể đến như sau:
Bệnh mạch vành
Bệnh động mạch vành (CAD) là một loại bệnh tim. Là tình trạng xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay bị cản trở. Do sự hình thành những mảng bám tích tụ bên trong. Các động mạch trong cơ thể chúng ta vốn dĩ mềm mại và đàn hồi. Nay trở nên hẹp và cứng hơn do sự xuất hiện có các mảng bám qua thời gian. Như cholesterol và các chất khác bám trên thành mạch máu, gọi là chứng xơ vữa động mạch.
Khi bệnh mạch vành tiến triển, sự lưu thông máu qua động mạch trở nên khó khăn hơn. Hậu quả là cơ tim không thể nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết. Dẫn đến tình trạng đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim. Hầu hết các cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi một cục máu đông đột ngột di chuyển đến đoạn hẹp của mạch máu. Gây tắc mạch và chấm dứt nguồn cung cấp máu cho tim, gây tổn thương tim vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, với diễn tiến nặng dần theo thời gian, bệnh mạch vành khiến cho cơ tim hoạt động nhiều hơn. Và trở nên suy yếu dần, dẫn đến tình trạng suy tim và loạn nhịp tim. Đây là những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh mạch vành. Chính vì vậy, sự hiểu biết đầy đủ về bệnh. Sẽ giúp cho việc chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả hơn.
Bệnh mạch vành
Các dấu hiệu của bệnh mạch vành
Triệu chứng bệnh mạch vành phổ biến nhất là đau thắt ngực hay đau vùng tim. Tình trạng này có thể được mô tả với các dấu hiệu sau
- Nặng nề vùng ngực;
- Cảm giác nén ép tim;
- Đau ran vùng ngực;
- Nóng rát;
- Tê vùng ngực;
- Đầy bụng;
- Cảm giác tim bị bóp chặt lại;
- Đau ngực âm ỉ.
Phụ nữ bị bệnh mạch vành sẽ có triệu chứng nhẹ hơn so với nam giới. Trong cơn đau ngực điển hình có thể kèm theo buồn nôn, đổ mồ hôi, mệt mỏi và khó thở. Các dấu hiệu khác có thể xảy ra với bệnh động mạch vành. Bao gồm: Đánh trống ngực; khó thở; nhịp tim nhanh; mệt mỏi, chóng mặt; nôn và buồn nôn; đổ nhiều mồ hôi,...
Đột quỵ
Hầu như ai cũng nghe nhiều đến bệnh đột quỵ. Nó là hệ quả của bệnh mỡ máu cao không kiểm soát và không được điều trị kịp thời. Bệnh xảy ra khi có sự tích tụ của mảng bám do mỡ máu cao có thể làm giảm hoặc cắt đứt nguồn cung cấp máu cho não và gây ra tình trạng đột quỵ.
Người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu. Số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng. Như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm…
Bệnh đột quỵ
Dấu hiệu đột quỵ
Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:
- Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
- Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
- Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại. Nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.
- Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
- Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ
- Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.
Những người bị đột quỵ có thể có một vài dấu hiệu trên. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng giống hệt đột quỵ. Nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện. Có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới.
Các bệnh lý khác: gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan, tiểu đường, tăng huyết áp
Ngoài đột quỵ, bệnh mạch vành thì mỡ máu cao cũng gây ra nhiều bệnh lý khác như:
- Gan nhiễm mỡ: Là hiện tượng tích tụ quá nhiều chất béo ở mô gan và bị viêm Gan nhiễm mỡ. Ở giai đoạn đầu căn bản là không có hại, tuy nhiên triệu chứng viêm gan kéo dài có thể dẫn tới xơ gan. Và làm giảm chức năng của gan. Gan nhiễm mỡ không lây nhiễm từ người này sang người khác. Và cũng không di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Tiểu đường: là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định ( có thể thiếu thậm chí thừa). Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thường xảy ra nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài tuần. Cụ thể như đói và mệt, đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn. Khô miệng, khát nước nhiều và ngứa da, sút cân nhiều.
- Tăng huyết áp: Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim). Và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng. Như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,...
Nguyên nhân gây mỡ máu cao
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh mỡ máu cao được đề cập ở trên chắc hẳn bạn đã nắm rõ. Nhưng liệu có phải ai cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này không? Và nguyên nhân nào gây ra mỡ máu cao? Hãy cùng Vinh Gia tìm hiểu ngay nhé.
Yếu tố di truyền
Các chuyên gia y tế cho biết những người có tiền sử gia đình có người bị mỡ máu cao nên thận trọng. Tiến sĩ Kirley nói: "Gen di truyền là một trong những yếu tố lớn nhất quyết định mức cholesterol trong cơ thể mỗi người".
Nếu như gia đình bạn đang có người bị bệnh mỡ máu cao như ông bà, cha mẹ đẻ, cụ ông cụ bà ruột…thì hãy thận trọng. Để lưu ý ăn uống, vận động để ngăn ngừa tối thiểu nhất tình trạng bị bệnh.
Biến chứng từ các bệnh lý nền khác: suy thận, suy gan, tiểu đường, ..
Một nguyên nhân khác gây ra bệnh mỡ máu cao chính là biến chứng từ các bệnh lý nền khác như suy thận, suy gan, tiểu đường…Những bệnh lý nền này bản thân đã có những virus vi khuẩn xâm nhập và chưa được cơ thể sản sinh đề kháng để chống lại. Hơn nữa, chính những bệnh lý này cũng làm ảnh hưởng nồng độ Cholesterol trong máu. Mà nồng độ này lại ảnh hưởng trực tiếp, gây bệnh mỡ máu cho người bệnh.
Tác dụng khi sử dụng thuốc: thuốc tránh thai, thuốc an thần, thuốc lợi niệu…
Tùy từng cơ địa người dùng, khi sử dụng các thuốc như thuốc tránh thai, thuốc an thần, thuốc lợi niệu…Chúng cũng có thể gây ra rối loạn chuyển hóa lipid, khiến lượng mỡ trong máu thay đổi.
Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, rượu bia, …
Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng mỡ máu cao đó là do chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, rượu bia, các chất kích thích không lành mạnh. Những chế độ này làm ảnh hưởng đến cân nặng. Chuyên gia tim mạch lâm sàng người Mỹ, bác sĩ Theodore Feldman, cho biết: "Có rất nhiều người bị tiểu đường, huyết áp cao và cholesterol cao nhưng có cân nặng bình thường. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng cân nặng càng lớn. Thì nguy cơ huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường và các bệnh về tim càng cao".
Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, các chất kích thích gây nên tình trạng mỡ máu cao
Bên cạnh đó, hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, các hợp chất trong thuốc lá có thể khiến cho mức cholesterol HDL thấp đi. Và tăng mức cholesterol LDL, khiến cho máu đặc, dính hơn và nguy cơ đông máu cao hơn.
Ngoài ra, theo Khoa Hóa Sinh, Đại học Wisconsin (Mỹ), hợp chất acrolein có trong khói thuốc lá có thể tác động đến mức cholesterol trong cơ thể. Hợp chất này ngăn HDL trong máu vận chuyển LDL ra khỏi động mạch và đến gan. Điều này có nghĩa là hút thuốc không chỉ làm tăng sự tích tụ LDL. Mà còn làm suy giảm khả năng của HDL trong việc ngăn chặn sự nguy hiểm do LDL gây ra.
Lười vận động
Một lối sống lười vận động, ngồi nhiều, đặc biệt ở dân văn phòng. Có thể khiến sự trao đổi chất trong cơ thể bị ảnh hưởng, từ đó gây ra tăng mỡ máu.
Cách phòng tránh và điều trị mỡ máu cao.
Điều trị mỡ máu cao bằng thuốc Tây
4 loại thuốc được sử dụng phổ biến để giảm mức cholesterol trong máu gồm:
- Statins: chủ yếu làm giảm LDL-cholesterol, giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Nên bắt đầu từ liều thấp. Liều lượng thuốc có thể tăng gấp đôi nếu không đạt hiệu quả sau 4 – 6 tuần điều trị.
- Niacin: giúp làm giảm LDL-cholesterol, triglyceride và tăng HDL-cholesterol.
- Nhựa gắn acid mật: giảm LDL-cholesterol.
Điều trị mỡ máu cao bằng duy trì lối sống khoa học
Để điều trị mỡ máu cao thì người bệnh còn cần kết hợp một lối sống khoa học song song với điều trị bằng thuốc.
Chế độ ăn uống
- Để không có nguy cơ tăng mỡ máu trong cơ thể, bạn nên ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây mọng nước. Bởi trong rau và trái cây chứa nhiều vi chất và chất xơ tự nhiên giúp tiêu hóa thuận lợi. Đặc biệt rất tốt cho máu. Một số thực phẩm có thể giúp làm giảm cholesterol. Như : Gừng, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, tỏi, chế phẩm từ đậu ...
- Nên bổ sung ăn thịt trắng thay vì thì đỏ, chẳng hạn như cá, mỗi tuần nên ăn từ 2-3 bữa cá thay thịt. Đặc biệt với người cao tuổi. Nên dùng dầu thực vật thay vì mỡ động vật để nấu ăn.
- Để hạn chế sự tăng lượng cholesterol và triglycerid trong máu, nên hạn chế ăn đồ chiên/xào. Nội tạng động vật (nhất là óc, thận, tim, gan), gạch cua, các loại thịt đỏ chứa nhiều chất béo. Không nên ăn da gà, vịt, ngan. Không nên ăn nhiều đồ ngọt như mứt , kẹo , nước ngọt , kem... Không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá.
Chế độ tập luyện
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bạn cần tăng cường rèn luyện tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày phù hợp với sức khỏe và điều kiện bản thân. Bạn có thể tập các bộ môn nhẹ nhàng như yoga, thiền, dưỡng sinh, đạp xe…Nếu muốn vận động mạnh hơn thì tập gym, tập tạ, chạy bộ…
Kết hợp điều trị cùng các sản phẩm thảo dược như Đông trùng hạ thảo
Ngoài điều trị bằng thuốc Tây kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh. Thì người bệnh có thể điều trị cùng với các sản phẩm thảo dược để nhanh hồi phục cơ thể. Điển hình là Đông trùng hạ thảo.
Trong đông trùng hạ thảo có chứa các hoạt chất quý hiếm như acid cordycep, SOD, vitamin, …Có tác dụng thúc đẩy tạo ra insulin giúp chuyển hóa carbohydrate, chuyển hóa mô mỡ thành năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Bên cạnh đó, Cordycepin và polysaccharides đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy hai chiều với hệ miễn dịch của cơ thể. Tác dụng này thể hiện ở sự tăng cường các chức năng miễn dịch. Và tiêu diệt tế bào gây ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào miễn dịch. Từ đó giúp người bệnh tăng khả năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng để hồi phục cơ thể nhanh hơn.
Đông trùng hạ thảo hộp 30 viên
Vậy là với những chia sẻ tất tần tật những gì bạn cần biết về mỡ máu cao của Vinh Gia. Hy vọng bạn có thêm thông tin và kiến thức hữu ích. Hãy kết hợp một chế độ ăn uống, thể thao lành mạnh để phòng hoặc giảm bệnh mỡ máu cao. Bên cạnh đó nên kết hợp sử dụng thảo dược quý hiếm. Như Đông trùng hạ thảo để nâng cao thể trạng sức khỏe. Giúp bạn và gia đình có được sức khỏe hoàn hảo, chống mọi loại bệnh tật. Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm Đông trùng hạ thảo, hãy liên hệ ngay cho Vinh Gia để được tư vấn tốt nhất.
Đề được chuyên gia tư vấn, bạn đọc vui lòng Đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ 0899169555 / 098 656 88 22