Bệnh tiểu đường và phương pháp chữa trị

Tham vấn Y khoa:
PGS. TS Phạm Hưng Củng
Ngày đăng:
16/08/2023
Lần cập nhật cuối:
16/08/2023
Số lần xem:
234

Đề được chuyên gia tư vấn, bạn đọc vui lòng Đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ 0899169555 / 098 656 88 22

Ngày nay, cách chữa tiểu đường có vô vàn phương pháp. Từ tự nhiên bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, thể thao, tinh thần. Đến việc điều trị bằng thuốc Tây, thuốc Đông Y, bằng các sản phẩm dược liệu thiên nhiên. Tuy nhiên, phương pháp nào mới mang lại hiệu quả cao nhất? Hãy cùng Vinh Gia tìm lời giải trong bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là gì? Có cách chữa bệnh tiểu đường không?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Bệnh chủ yếu do tuyến tụy sản xuất thiếu hoocmon insulin hoặc hoocmon này bị giảm khả năng tác động trong cơ thể. Dẫn đến lượng đường trong máu luôn ở mức cao.

Sau khi ăn uống, lượng carbohydrates từ bữa ăn sẽ được chuyển hóa thành một loại đường glucose. Loại đường này được hấp thu tại ruột và hòa tan vào máu. Trong lúc này, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại  hoocmon có tên gọi là insulin. Có tác dụng đưa glucose vào các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Nếu khả năng hoạt động của insulin gặp vấn đề hoặc lượng đường glucose trong cơ thể tăng lên quá mức vượt làm việc. Khiến insulin không thể nào đáp ứng được. Khi đó, một lượng đường sẽ không chuyển hóa thành nguồn năng lượng cho cơ thể và bị dư thừa trong máu. Tình trạng lượng đường vượt quá tỷ lệ cho phép trong máu thì được gọi là Bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Nếu chẳng may bạn đã mắc bệnh tiểu đường thì chắc chắn vô cùng lo lắng. Không biết bệnh có chữa khỏi hẳn được không? Thực tế, tiểu đường là căn bệnh mãn tính không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Vì có nhiều nguyên nhân phức tạp gây ra bệnh. Lượng đường huyết trong cơ thể con người thay đổi rất nhiều tùy vào đa dạng yếu tố. Đặc biệt là chế độ ăn uống và sinh hoạt. Nhiều lúc ăn quá đà tinh bột, chất nhiều đạm đường thì việc bệnh tái phát là điều không thể tránh khỏi.

Tuy rất khó khăn trong điều trị nhưng bạn có thể giảm ảnh hưởng và biến chứng của bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nếu kiên trì điều trị, duy trì ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.Thì lượng đường trong cơ thể sẽ được ổn định và chức năng tuyến tụy được bảo vệ một cách lâu dài.

Nhận biết sớm các dấu hiệu tiểu đường

Vậy bạn đã biết những dấu hiệu nào cho thấy bạn bị bệnh tiểu đường chưa? Nếu chưa rõ thì hãy khám phá ngay trong phần bài viết dưới đây.

Hầu hết các triệu chứng ban đầu của bệnh đái tháo đường thường là mức glucose trong máu cao hơn bình thường. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường thường rất nhẹ, thậm chí không có triệu chứng. Đến lúc phát hiện thì bệnh đã trở nặng hoặc có nhiều biến chứng đi kèm.

Triệu chứng của tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là thể bệnh do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy gây giảm tiết insulin hoặc không tiết insulin. Khiến lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, không thể điều hòa lượng đường trong máu. Gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Phần lớn tiểu đường tuýp 1 xảy ra ở trẻ em và những người trẻ tuổi (thường gặp nhất là dưới 20 tuổi). Chiếm khoảng 5 – 10% tổng số trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Ở thể này, các triệu chứng bệnh xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh nên có thể dễ dàng phát hiện bệnh.

Triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 thường là:

Đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn

Người bệnh tiểu đường sẽ đi tiểu nhiều hơn 7 lần trong 1 ngày. Bình thường cơ thể bạn tái hấp thu glucose khi nó đi qua thận của bạn. Nhưng khi bệnh tiểu đường đẩy lượng đường trong máu của bạn lên cao, thận của bạn có thể không thể đưa tất cả trở lại. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu và phải mất nước. Kết quả: Bạn sẽ phải đi thường xuyên hơn. Bạn cũng có thể đi ra ngoài nhiều hơn. Bởi vì bạn đi tiểu rất nhiều, bạn có thể rất khát. Khi bạn uống nhiều hơn, bạn cũng sẽ đi tiểu nhiều hơn.

Đói và mệt

 Ngoài đi tiểu nhiều hơn và khát hơn thì triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 còn là đói và mệt. Cơ thể bạn chuyển đổi thức ăn bạn ăn thành glucose mà tế bào của bạn sử dụng để lấy năng lượng. Nhưng các tế bào của bạn cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu cơ thể bạn không tạo ra đủ hoặc bất kỳ loại insulin nào. Hoặc nếu các tế bào của bạn kháng lại insulin mà cơ thể bạn tạo ra. Glucose không thể xâm nhập vào chúng và bạn không có năng lượng. Điều này có thể khiến bạn đói và mệt mỏi hơn bình thường.

Khô miệng, ngứa da

Bệnh nhân sẽ đi tiểu nhiều hơn khiến cơ thể bị mất nước, làm cho vùng miệng cảm thấy bị khô. Đồng thời, da khô có thể khiến bệnh nhân bị ngứa.

Mắt mờ, thị lực giảm

Thay đổi mức chất lỏng trong cơ thể bạn có thể làm cho tròng kính trong mắt bạn sưng lên khiến mắt mờ và thị lực giảm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Tiểu đường tuýp 2

Ở tiểu đường tuýp 2, insulin do tuyến tụy tiết ra mặc dù đạt số lượng như người bình thường nhưng lại giảm. Hoặc không có vai trò điều hòa lượng đường trong máu. Do giảm chức năng của tế bào beta tuyến tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin.

Đây là thể bệnh phổ biến nhất, gặp nhiều nhất ở người trên 40 tuổi và có xu hướng dần trẻ hóa. Số bệnh nhân ở thể này chiếm đến 90 – 95% tổng số các trường hợp mắc bệnh. Bệnh không có những triệu chứng rõ ràng nên bệnh nhân khó phát hiện.

Các dấu hiệu phát hiện ở tiểu đường tuýp 2:

  • Những vết tổn thương trên cơ thể lâu lành: Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn. Và gây tổn thương thần kinh khiến cơ thể bạn khó chữa lành vết thương. Đau hoặc tê ở chân hoặc chân của bạn. Đây là một kết quả khác của tổn thương thần kinh.
  • Nhiễm trùng nấm men: Nấm men ăn glucose, vì vậy có nhiều xung quanh làm cho nó phát triển mạnh. Nhiễm trùng có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp ấm và ẩm của da. Bao gồm: giữa ngón tay và ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục.

Tiểu đường thai kỳ

Ngoài hai thể chính trên, bệnh tiểu đường còn một thể bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai, gọi là tiểu đường thai kỳ. Ở phụ nữ mang thai, nhau thai sẽ tạo ra các hormon nữ như estrogen, progesterone. Sẽ tác động vào các thụ thể insulin ở trên tế bào đích, làm tăng đề kháng insulin. Tuy nhiên, khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để vượt qua sức đề kháng này. Sẽ dẫn đến tích tụ đường trong máu, dẫn đến tiểu đường trong suốt thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng. Hoặc bạn có thể cảm thấy khát hơn bình thường hoặc đi tiểu thường xuyên hơn. Nhưng các triệu chứng đó cũng không rõ ràng và phân biệt bị bệnh. Thường người phụ nữ phát hiện chủ yếu khi làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose lúc thai ở tuần 24 đến tuần 28.

Nguyên nhân và biến chứng của bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Mỗi loại bệnh tiểu đường khác nhau do những nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân gây nên tiểu đường tuýp 1

Hệ miễn dịch của những người bị tiểu đường tuýp 1 sẽ tấn công các tế bào bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Gây ra suy giảm nồng độ hormone này trong cơ thể. Lượng insulin quá thấp sẽ khiến glucose tiếp tục ở lại trong máu. Thay vì tiến vào tế bào, từ đó gây ra chỉ số đường huyết cao.

Hiện nay, nguyên nhân cụ thể gây nên tiểu đường loại này vẫn chưa được xác định. Có một số giả thuyết cho rằng các yếu tố di truyền và môi trường có thể góp phần gây nên bệnh.

Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2

Một số nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh tiểu đường tuýp 2 như:

  • Di truyền: Nếu gia đình bạn có ông/bà/bố/mẹ/anh/chị/em mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn cũng bị bệnh loại này. Thì rất có thể phần nhiều là do di truyền.
  • Yếu tố môi trường: tác động của không khí ô nhiễm cùng khói bụi và các chất khí thải độc hại trong môi trường làm việc. Cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Thừa cân/béo phì: Một chế độ ăn quá nhiều đường bột, cơ thể không hấp thụ hết các chất đường đó. Một thời gian dài tích tụ gây nên bệnh tiểu đường. Hơn nữa, giới trẻ hiện nay còn ưa chuộng các thực phẩm ăn nhanh, nhiều dầu mỡ chiên xào, nhiều muối đường…Cũng tác động đến cân nặng vượt quá mức của nhiều người.
  • Ít vận động: Nếu như chế độ ăn nghèo nàn dinh dưỡng, quá nhiều chất bột đường mà lại còn ít vận động. Thì khả năng chuyển hóa lượng đường trong cơ thể là rất thấp. Gây tích tụ lâu ngày dẫn đến bệnh tháo đường.
  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ hoặc chẩn đoán bị tiền đái tháo đường: Những trường hợp này bản thân đã có tiền sử với bệnh, nếu không có chế độ lành mạnh. Thì rất có thể bị tái phát.
  • Tăng huyết áp, cholesterol cao hoặc triglyceride cao: Những bệnh lý nền này làm gia tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.Vì sự chuyển hóa trong cơ thể liên quan mật thiết đến nhau.

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai, nhau thai sẽ tạo ra những kích thích để duy trì thai kỳ. Những kích thích này sẽ làm cho tế bào tăng khả năng kháng insulin. Bình thường, tuyến tụy sẽ sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên một số trường hợp tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết khiến lượng đường vận chuyển vào tế bào giảm. Lượng đường tích tụ lại trong máu tăng cao, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Phụ nữ mang thai bị thừa cân, có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường. Hoặc đã được chẩn đoán bị rối loạn dung nạp glucose đều có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ.

Biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, tai biến mạch máu não, liệt dương…Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như:

- Biến chứng ở mắt: suy giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa

- Biến chứng tim mạch: Xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch, cao huyết áp…

- Biến chứng thần kinh: tê, đau, nóng chân…

- Hạ đường huyết, hôn mê: Bệnh tiểu đường còn gây ra tình trạng hạ đường huyết, hôn mê nếu không phát hiện bệnh sớm và điều trị nhanh.

- Biến chứng khác: suy thận, làm suy yếu hệ miễn dịch, dễ nhiễm trùng trên nhiều vùng cơ thể.

Cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Cách chữa tiểu đường có khó không? Nếu người bệnh biết kết hợp với các phương pháp tự nhiên và dùng thuốc đúng cách thì sẽ sớm cân bằng được lượng đường trong cơ thể. Và đây là những cách chữa tiểu đường cụ thể:

Cách chữa tiểu đường bằng chế độ ăn uống

Bạn sẽ cần tập trung vào chế độ ăn nhiều trái cây, rau, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, cắt giảm chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế và đồ ngọt.

Cách chữa tiểu đường bằng chế độ ăn uống lành mạnh

Cách chữa tiểu đường bằng chế độ vận động

Tập thể dục có thể làm giảm chỉ số đường huyết bằng cách giúp tế bào giảm đề kháng insulin. Nhờ đó glucose di chuyển vào các tế bào dễ dàng hơn. Bạn có thể tập nhẹ nhàng bằng các bài tập đi bộ, yoga, dưỡng sinh…Hay các môn thể thao vận động mạnh một chút nữa như chạy bộ, đạp xe…

Cách chữa tiểu đường bằng thảo dược

Ngày nay các thảo dược chiết xuất từ thiên nhiên đang được người bệnh tiểu đường ưa chuộng. Không chỉ vì lành tính mà còn các thảo dược này mang lại hiệu quả cao, an toàn cho người bệnh. Điển hình là đông trùng hạ thảo. Đông trùng hạ thảo là một loài có thể chạm ngưỡng “ba âm ba dương” & là độc nhất vô nhị trên trái đất. Tất cả giống loài còn lại đều chỉ có thể là âm hoặc dương. Chính vì thế,  Đông trùng hạ thảo có thể trị được “bách hư bách tổn”.

Đông trùng hạ thảo có tác dụng thúc đẩy tạo ra insulin giúp chuyển hóa carbohydrate. Chuyển hóa mô mỡ và gan thành năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Qua đó giúp điều chỉnh lượng đường trong máu không tăng vọt ở người bị bệnh tiểu đường.

Đông trùng hạ thảo- thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Hơn nữa, với các dược liệu quý như:  Cordycepin, Selen, Nhóm hoạt chất HEAA, Vitamin và khoáng chất…Đông trùng hạ thảo có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng và thể trạng của người bệnh. Qua đó giúp cho người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Cách chữa tiểu đường bằng thuốc Tây

Nếu tình trạng bệnh tiểu đường kéo dài và có dấu hiệu nặng thì người bệnh nên kết hợp sử dụng và điều trị bằng thuốc Tây.

  • Với bệnh tiểu đường tuýp 1 thì sử dụng loại thuốc insulin nhân tạo. Nó thay thế cho hormone mà cơ thể không thể sản xuất. Có 4 loại Insulin phổ biến. Mỗi loại có thời gian bắt đầu hoạt động và tác dụng kéo dài khác nhau. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
  • Với bệnh tiểu đường tuýp 2 thì có thể sử dụng các loại thuốc để giảm mức đường huyết như: Thuốc ức chế alpha-glucosidase, Biguanide, Thuốc ức chế men DPP 4, Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1. Thuốc glinides,Thuốc ức chế SGLT2…
  • Với những người bị bệnh tiểu đường thai kỳ thì nên theo dõi lượng đường trong máu nhiều lần trong ngày. Nếu chỉ số đường huyết cao, bạn thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Để có thể giúp giảm mức đường huyết.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường như thế nào?

Chắc hẳn bạn đã hiểu hết về cách chữa tiểu đường? Không ai muốn mình bị bệnh. Vì thế bạn nên chú ý phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng các cách sau:

Điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh

Một chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, cân bằng và khoa học cực kỳ quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người. Nếu bạn muốn hạn chế tối đa mắc bệnh tiểu đường hoặc bị tái phát lại thì cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Hạn chế ăn tinh bột đường xấu: như gạo trắng, bún trắng, bánh mì trắng….Thay vào đó nên ăn những tinh bột tốt như khoai lang, khoai tây, gạo lứt, bánh mì đen…Bởi những thực phẩm này chứa lượng đường mà cơ thể hấp thụ nhanh hơn và tốt hơn.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi ít đường như kiwi, táo, nho, cam…Vừa giúp quá trình chuyển hóa đường tốt hơn lại vừa bổ sung các vi chất cần thiết cho cơ thể.
  • Cân bằng tỷ lệ carbohydrate, protein và chất béo.

Dành thời gian cho hoạt động thể chất

Việc vận động không chỉ giúp giảm chỉ số đường huyết, duy trì cân nặng ở mức ổn định mà còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch…Các chuyên gia khuyến cáo nên tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bạn có thể tham gia các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền…Hay đơn giản là tập yoga, dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ, đạp xe….

Kiểm soát tốt stress, căng thẳng

Việc stress, căng thẳng và mệt mỏi thường xuyên kéo dài sẽ làm cho bạn dễ mắc những bệnh lý nền như huyết áp cao, tiểu đường. Bởi theo nhiều nghiên cứu khi những stress xuất hiện. Con người thường có xu hướng ăn nhiều đồ ngọt, các chất béo không tốt. Và đặc biệt là ù lì, không thích vận động. Những tác động này ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra bệnh. Do đó, nếu có thể hãy cố gắng kiểm soát căng thẳng. Nếu có áp lực, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, làm những việc mình thích để giảm bớt stress. Lấy lại năng lượng cho chính mình.

Vậy là với những cách chữa tiểu đường đơn giản, hiệu quả mà Vinh Gia đã chia sẻ ở trên. Hy vọng bạn sẽ có thêm thông tin và kiến thức hữu ích. Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm Đông trùng hạ thảo, hãy liên hệ ngay cho Vinh Gia.

 

Đề được chuyên gia tư vấn, bạn đọc vui lòng Đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ 0899169555 / 098 656 88 22