Tất tần tật về viêm đường hô hấp trên

Tham vấn Y khoa:
PGS. TS Phạm Hưng Củng
Ngày đăng:
28/02/2024
Lần cập nhật cuối:
28/02/2024
Số lần xem:
251

Đề được chuyên gia tư vấn, bạn đọc vui lòng Đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ 0899169555 / 098 656 88 22

Viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên là gì?

Hệ hô hấp được tính bắt đầu từ cửa mũi trước tới các phế nang trong phổi. Đường hô hấp trên bao gồm hầu, xoang, mũi, họng, thanh quản. Chức năng của hệ thống hô hấp trên là lấy không khí ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí để đưa vào phổi. Còn các bộ phận của đường hô hấp dưới thực hiện chức năng lọc không khí và trao đổi khí.

Đường hô hấp trên là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với không khí. Do đó mọi điều kiện bất lợi của môi trường như bụi, nóng lạnh, khô hạnh, hơi độc, vi khuẩn, virus…Thì đường hô hấp trên đều phải gánh chịu đầu tiên.

Vậy viêm đường hô hấp trên là gì? Đó là tình trạng nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh. Viêm đường hô hấp trên là chứng bệnh thường gặp hằng năm, dễ mắc lại và tái diễn nhiều lần trong năm. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa (khoảng tháng 9 đến tháng 3), lúc trời trở lạnh đột ngột, độ ẩm không khí bị giảm thấp.

Hiện nay, nhiều người còn thờ ơ và chủ quan với các biến chứng gây ra do viêm đường hô hấp trên. Vì cứ nghĩ rằng đây là bệnh đơn giản, không đáng ngại. Tuy nhiên, nhiều người có thể gặp vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm phế quản, viêm phổi. Nguy hiểm hơn là suy hô hấp gây tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên

Vậy đâu là những nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên? Hãy cùng Vinh Gia đi tìm lời giải ngay trong phần dưới đây.

Do hệ miễn dịch của cơ thể kém

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều chứng bệnh ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Hệ miễn dịch khỏe được coi là một “khiên chắn” không cho các virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Một cơ thể khỏe mạnh, được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, được vận động đúng cách. Và một tinh thần khỏe mạnh sẽ có một hệ miễn dịch tốt.

Khi hệ miễn dịch kém, sức đề kháng giảm cũng là thời điểm dễ gặp các bệnh theo mùa nhất. Vì lúc này virus, vi khuẩn hoặc nấm tấn công vào cơ thể và làm ổ bệnh trong đó. Với những người có hệ miễn dịch kém sẽ thường xuyên mắc bệnh. Như cảm cúm, ho, sốt, viêm đường hô hấp trên và dưới,...Thường gây cảm giác mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe đi xuống trầm trọng sau mỗi lần ốm dậy.

Virus, vi khuẩn

Virus chiếm 80% nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên. Nhóm virus gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng. Chúng sẽ nằm ở đó, xâm nhập vào tế bào niêm mạc, nhân bản. Rồi phá hủy tế bào và lâu lan sang tế bào bên cạnh. Cơ thể sẽ kháng cự lại với các kháng thể IgA sẵn có và đội quân bạch cầu bảo vệ.

Thông thường sẽ có một vài lớp niêm mạc hô hấp bị tổn thương và bị virus phá hủy. Nhưng sau khoảng 2 tuần lớp tế bào mới lại mọc lên và đẩy lùi virus. Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể tiêu diệt không hiệu quả, virus từ đường hô hấp trên sẽ nhân bản. Và xâm nhập xuống tận đường hô hấp dưới và vào máu gây nhiều bệnh biến thể khác.

 Bên cạnh đó, liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn: Loại vi khuẩn này gây bệnh một mình. Mà chúng thường được khởi phát bằng sự nhiễm và gây viêm của một loại virus trước đó. Liên cầu khuẩn tan máu nhóm A là vi khuẩn hàng đầu gây biến chứng viêm cầu thận cấp ở trẻ em từ bệnh viêm họng.

Nguyên nhân gây viêm hô hấp trên

Do thời tiết

Một nguyên nhân nữa không thể không kể đến gây viêm đường hô hấp trên là thời tiết. Những lúc giao mùa, thời tiết nóng lạnh chuyển biến đột ngột cũng là môi trường thuận lợi. Cho virus, vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào cơ thể con người. Đặc biệt với những ai có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, người già, người có các bệnh lý nền,...Thì lại càng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hơn.

Tác động của môi trường

Ngoài thời tiết, hệ miễn dịch kém, virus, vi khuẩn. Thì tác động của môi trường cũng là nguyên nhân lớn gây bệnh viêm đường hô hấp trên. Tác động của hóa chất, thuốc lá, khói bụi phương tiện giao thông,... Làm lớp màng nhầy bảo vệ đường hô hấp trên bị tấn công và viêm nhiễm. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Môi trường ô nhiễm là điều kiện cho các virus, vi khuẩn có hại phát triển và lan rộng. Ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ.

Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên được chia thành 2 loại: Viêm đường hô hấp trên cấp tính và viêm đường hô hấp trên mãn tính. Các triệu chứng của từng loại bệnh sẽ khác nhau nên bạn cần tìm hiểu thật kỹ.

Viêm đường hô hấp trên cấp tính

Triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên cấp tính đầu tiên là sốt (có thể là sốt nhẹ, sốt cao kèm theo rét run). Sau đó là ho, hắt hơi và chảy nước mũi. Cơn ho có khi chỉ là húng hắng, thỉnh thoảng, có khi thì lại bị liên tục. Người lớn hay trẻ nhỏ đều có triệu chứng khi ăn. Đặc biệt chảy nước mũi là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ.

Bệnh thường xảy ra khi có một số yếu tố thời tiết thay đổi. Hoặc do thói quen ăn uống như thời tiết chuyển nóng lạnh đột ngột. Uống nước quá lạnh hoặc nước đá, kem, ngồi trước luồng gió lạnh của quạt hoặc điều hòa nhiệt độ.

Viêm đường hô hấp trên mãn tính

Đây là bệnh nặng hơn của viêm đường hô hô hấp cấp tính. Nếu không được điều trị dứt điểm thì rất dễ chuyển sang giai đoạn viêm đường hô hấp trên mãn tính.

Triệu chứng của bệnh này cũng là ho húng hắng, rát họng, nuốt thấy có gì đó vướng ở họng. Đặc biệt là ở trẻ em thường xuyên bị chảy nước mũi (một hoặc cả hai bên mũi).

Một số trẻ em bị VA mạn tính kéo dài mà căn nguyên do trực khuẩn mủ xanh thì chất nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh. Mà người ta hay gọi là "thò lò mũi xanh". Ngoài thò lò mũi xanh, trẻ ngủ thường ngáy, thở bằng mồm.

Ở người lớn, ngoài triệu chứng điển hình là rát họng, nuốt vướng còn có nghẹt mũi (một bên hoặc cả hai). Do hiện tượng phì đại cuốn mũi... Trong những trường hợp viêm xoang thường có kèm theo triệu chứng đau đầu…

Đối tượng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp trên

Những đối tượng dưới đây có nguy cơ cao mắc bệnh viêm đường hô hấp trên:

  • Người có sức đề kháng yếu như người cao tuổi, trẻ em. Đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi. Vì có “khoảng trống miễn dịch” rất dễ bị các virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

  • Tiếp xúc với người bệnh, không rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh: Với những người hay chăm sóc người bệnh. Nếu không có biện pháp phòng tránh như rửa tay, sát khuẩn thường xuyên thì cũng rất dễ bị lây bệnh.

  • Hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động: khói thuốc lá cực kỳ độc cả cho người lớn lẫn trẻ nhỏ. Nếu người nào vô tình hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên nếu hít phải thường xuyên.

  • Các trường hợp suy yếu hệ miễn dịch như bệnh nhân nhiễm HIV, ghép rạng, sử dụng corticoid dài ngày. Những đối tượng này bản thân đã có virus, vi khuẩn trong cơ thể và chưa tạo đề kháng tốt. Do đó lại càng dễ nhiễm bệnh hơn.

  • Những bệnh nhân có bất thường về giải phẫu, sinh lý đường hô hấp. Như chấn thương vùng mặt, chấn thương đường hô hấp trên, polyp mũi,...Những người có bệnh nền liên quan đến đường hô hấp lại càng dễ mắc bệnh hơn. Vì hệ hô hấp đã bị tổn thương sẵn rồi, chưa hồi phục được hoặc hồi phục chưa đủ kháng bệnh tiếp.

Đối tượng mắc viêm hô hấp trên

Điều trị viêm đường hô hấp trên

Nếu không chữa triệt để bệnh viêm đường hô hấp trên rất dễ gây biến chứng nguy hiểm. Hãy tham khảo ngay các cách điều trị bệnh được đề cập trong phần bài viết dưới đây.

Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên. Đó là thuốc giảm đau, giảm ho, thuốc chống viêm nhằm ngăn chặn tình trạng sốt cao và tai biến co giật do sốt cao. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng histamin giúp ngăn chặn giải phóng chất trung gian hóa học gây viêm.

Bạn cũng cần lưu ý không nên tự ý mua thuốc cho bé dùng. Nên dùng thuốc theo tình trạng bệnh của bé và phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên kho.

Với các trường hợp biết được căn nguyên gây bệnh do virus gây ra thì hầu hết là sẽ điều trị các triệu chứng bằng những loại thuốc vừa kể trên. Còn trường hợp viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn gây nên. Thì có thể dùng kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.

Cách điều trị không dùng thuốc tại nhà

Viêm đường hô hấp trên thường bị ở trẻ em trong những ngày thời tiết thay đổi. Để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh, các phụ huynh có thể làm theo hướng dẫn sau.

Với trẻ bị ngạt mũi, chảy nhiều nước mũi

  • Làm thông thoáng mũi cho bé bằng cách lấy khăn khô mềm (khăn giấy là tốt nhất).

  • Dùng nước muối sinh lý loại dành cho trẻ em, nhỏ vào 2 bên mũi để làm loãng dịch mũi, sau đó lấy dịch mũi ra bằng dụng cụ hút mũi (không dùng miệng để hút mũi cho bé, vì miệng người lớn có nhiều vi khuẩn gây hại cho bé). Cuối cùng là dùng tăm bông sạch để làm khô mũi.

  • Làm thông mũi cho bé trước khi cho bé ăn hoặc bú sữa nếu dịch mũi của bé quá nhiều, đặc quánh. Như vậy mới tránh cho bé bị nôn trớ khi ăn uống.

  • Không nên lạm dụng nước muối sinh lý để làm thông thoáng mũi cho bé, vì dễ gây teo niêm mạc mũi.

  • Nên đặt bé nằm cao đầu hoặc bế bé ở tư thế đứng song song với cơ thể mẹ.

Giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết lạnh, vệ sinh cho bé sạch sẽ, tránh ở những nơi ẩm thấp.

Với trẻ bị sốt cao:

  • Khi trẻ bị sốt từ 37 - 38.5 độ C, để hạ sốt nên cho trẻ nằm trong phòng mát, mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời cho bé uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ, lau mát cho bé ở các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm. Thường xuyên đo nhiệt độ cơ thể cho bé để theo dõi xem trẻ giảm sốt hay nhiệt càng tăng.

  • Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, cho bé dùng thuốc hạ sốt loại bột pha nước uống. Hoặc loại đặt hậu môn (thuốc paracetamol với liều từ 10 - 15ml/kg/lần). Bên cạnh đó, vẫn tiếp tục lau mát ở các vùng trán, bẹn, nách cho trẻ bằng nước ấm. Nếu nhiệt độ cơ thể bé vẫn trên 38,5 độ C thì sau 4 - 6 tiếng có thể tiếp tục sử dụng thuốc hạ sốt.

  • Khi sốt quá cao sẽ dễ bị co giật, do đó, để hạ nhiệt độ cơ thể của trẻ, cha mẹ có thể kết hợp cho bé tắm nước ấm.

Với các triệu chứng ho:

Khi trẻ có các triệu chứng ho, ho kéo dài, có thể sử dụng một số thuốc ho thảo dược hoặc siro ho theo sự chỉ định của bác sĩ. Một chút mật ong pha loãng hoặc cho trẻ ăn quất hấp với đường phèn và gừng cũng là một bài thuốc giúp giảm ho hiệu quả.

Với trẻ bị nôn:

Trường hợp bé nôn khi bị viêm đường hô hấp trên, cha mẹ hãy đặt bé nằm nghiêng đầu sang một bên, làm sạch chất nôn ở mũi, miệng, họng… ở trẻ. Nếu trẻ bị nôn kèm theo các dấu hiệu như da nhăn nheo, mắt trũng, ngủ li bì thì đưa trẻ đến ngay bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.

Điều trị viêm đường hô hấp bằng bài thuốc Đông Y

Một trong những cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả nữa đó là dùng bằng bài thuốc Đông Y. Cụ thể sử dụng đông trùng hạ thảo. Nhờ hàm lượng acid amin phong phú mà đông trùng hạ thảo có tác dụng mạnh mẽ trong việc tăng cường hoạt động của phổi. Hỗ trợ điều tiết các cơ trơn trong phế quản. Bên cạnh đó, đông trùng hạ thảo cũng chứa chất cordycepin giúp tiêu diệt và ức chế mạnh mẽ các vi khuẩn gây nhiễm trùng phổi.

Ngoài ra, Cordycepin và polysaccharides có trong đông trùng hạ đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy hai chiều với hệ miễn dịch của cơ thể. Tác dụng này thể hiện ở sự tăng cường các chức năng miễn dịch và tiêu diệt tế bào gây ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào miễn dịch.

Nâng cao hệ miễn dịch để nhanh khỏi bệnh và giúp tiêu diệt, ức chế mạnh mẽ các vi khuẩn gây viêm đường hô hấp. Là những tác dụng tuyệt vời của đông trùng hạ thảo mà không phải ai cũng biết. Đây cũng là một trong những bài thuốc Đông Y từ xa xưa có công dụng bổ phế khí. Và được các vua chúa xưa kia truyền thụ lại.

Vậy là Vinh Gia đã chia sẻ với bạn tất tần tật về viêm đường hô hấp trên. Hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích. Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm đông trùng hạ thảo chính hãng thì hãy liên hệ ngay cho Vinh Gia để được tư vấn tốt nhất.

Đề được chuyên gia tư vấn, bạn đọc vui lòng Đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ 0899169555 / 098 656 88 22